Có thể nói rằng, xây nhà là một trong những việc hệ trọng của một đời người. Chính vì thế, việc sở hữu những kinh nghiệm trước khi xây nhà sẽ giúp các chủ đầu tư tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình thi công. Từ đó có được một ngôi nhà đẹp, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Chọn Thầu muốn chia sẻ tới bạn đọc mà chủ nhà cần chuẩn bị trước khi xây nhà. Theo dõi cùng chúng tôi để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Lựa chọn vị trí xây dựng
Với những chủ nhà đã sở hữu sẵn lô đất để xây dựng thì yếu tố này không quá quan trọng. Tuy nhiên, đối với các gia chủ dự định mua một mảnh đất mới để xây nhà, thì việc lựa chọn vị trí xây nhà như thế nào cũng vô cùng quan trọng.
Một số tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng nhà:
- Vị trí lô đất thuận lợi, gần với đường lớn sẽ dễ dàng cho việc thi công sau này. Những mảnh đất nằm trong hẻm nhỏ sẽ có chi phí xây dựng cao hơn, do không gần nơi tập kết vật tư hay đổ bê tông thương phẩm…
- Lựa chọn hướng Nam là hướng mặt tiền của ngôi nhà. Đây là hướng thuận lợi nhất để xây nhà, có thể tránh được ánh sáng chói chang vào buổi sáng. Đồng thời không bị nắng gắt vào buổi chiều.
- Nền đất phải kiên cố, thế đất phải bằng phẳng. Nền đất cát được xem là nền đất tốt, vì nó tương đối kiên cố, xây nhà không sợ xảy ra tình trạng sụt lún.
- Diện tích đất phù hợp với nhu cầu sử dụng, không quá lớn gây lãng phí. Cần tận dụng hết công năng của đất và phù hợp với điều kiện tài chính hiện tại của gia đình.
- Trong trường hợp mua nhà cũ, chủ nhà cần chú ý nhà có tường chung hay tường chung hay không. Bởi nếu nhà có tường chung, khi tháo dỡ thì diện tích đất sẽ bị thu hẹp.
Xác định mức độ đầu tư tài chính
Tài chính là vấn đề mà chủ đầu tư cần chuẩn bị trước và trong quá trình thi công nhà. Bởi yếu tố này quyết định tới quy mô và chất lượng công trình. Chủ nhà cần lập kế hoạch chi tiết các khoản chi phí để có cách quản lý tốt nhất, tránh phát sinh những chi phí không cần thiết.
Cách để xác định chi phí chính xác là sự thống nhất giữa chủ đầu tư và kiến trúc sư. Gia chủ cần bàn bạc với kiến trúc sư về khoản chi phí đầu tư sẽ sử dụng trong thiết kế và xây dựng. Từ đó, kiến trúc sư mới có thể đưa ra phương án phù hợp.
Bên cạnh đó, chủ nhà cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch vụ của đơn vị thầu, cách tính diện tích xây dựng của nhà thầu như thế nào? Để xác định ngôi nhà sắp xây có chi phí thiết kế, xây dựng phần thô và hoàn thiện là bao nhiêu? Từ đó đưa ra quyết định có nên giao thầu xây nhà trọn gói hay không?
Thống nhất với các thành viên trong gia đình và xác định quy mô xây dựng
Trước khi xây nhà, chủ nhà cũng nên bàn bạc với các thành viên trong gia đình về số tầng, số lượng phòng. Nhằm xác định xem có đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ thành viên hay không. Ngoài ra, cần tính đến các trường hợp người thân, họ hàng lên chơi và ở lại, gia đình có thêm thành viên mới… Để tính toán số lượng phòng cho phù hợp.
Dựa vào chi phí đầu tư, nhu cầu sinh hoạt mà anh chị có thể xác định quy mô xây dựng. Chẳng hạn như diện tích xây nhà là bao nhiêu, khu vực sân trước có diện tích bao nhiêu là phù hợp? Có nên làm tầng lửng, phòng thờ và ban công không? Ngoài các phòng chức năng cơ bản như phòng khách, phòng bếp thì cần bao nhiêu phòng ngủ, WC là đảm bảo nhu cầu sinh hoạt.
Tìm hiểu thông tin về lĩnh vực xây dựng
Một số thông tin về lĩnh vực xây dựng mà gia chủ cần tìm hiểu trước khi tiến hành xây dựng nhà:
- Xây nhà phần thô và xây nhà trọn gói gồm những hạng mục nào?
- Cách tính diện tích xây dựng nhà để có thể dự trù chi phí thiết kế – thi công nhà.
- Quy định xây dựng tầng tum, tầng lửng và chiều cao tối đa của ngôi nhà là bao nhiêu?
- Các chi phí không có trong bảng báo giá thi công hoàn thiện nhà như chi phí tháo dỡ nhà cũ, chi phí ép cọc…
- Những tiêu chuẩn thi công cơ bản cùng những nguyên nhân phát sinh trong quá trình xây nhà.
- Các thủ tục pháp lý cần có, bao gồm giấy phép xây dựng, khởi công, tháo dỡ và kiểm tra của thanh tra xây dựng và hoàn công nhà.
- Các mẫu thiết kế và vật liệu mới có thể làm đẹp cho ngôi nhà.
Tìm hiểu đơn vị thiết kế xây dựng uy tín
Một nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp sẽ mang lại một ngôi nhà đẹp, đảm bảo về chất lượng. Và không phải đơn vị thầu nào cũng có kỹ thuật thi công giống nhau và quy trình làm việc rõ ràng.
Chủ đầu tư có thể tham khảo thêm quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế uy tín để có thêm kinh nghiệm trong quá trình tìm kiếm đơn vị thầu phù hợp.
Chuẩn bị các thủ tục pháp lý và xin giấy phép xây dựng
Trước khi khởi công xây nhà, gia chủ cần xin cấp giấy phép xây dựng để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ.
Để được cấp phép xây dựng, chủ nhà cần chuẩn bị các điều kiện về mặt pháp lý sau:
- Khu đất phải có sự cộng nhận về mặt pháp lý. Để được cho phép xây dựng còn tùy thuộc vào việc lô đất đó là đất dự án hay đất ở không thuộc dự án mà cần những giấy tờ khác nhau.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hồ sơ thiết kế theo đúng quy định
Xem thêm: Những điều gia chủ cần biết về giấy phép xây dựng để có quá trình xin cấp phép xây dựng được thuận lợi. Không tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của chủ đầu tư.
Chọn thời gian khởi công phù hợp
Gia chủ nên chọn ngày động thổ phù hợp để quá trình thi công diễn ra thuận lợi. Đồng thời, lựa chọn thời điểm xây nhà trong năm phù hợp, nên xây vào mùa mưa hay mùa khô. Đây cũng là cơ sở để đơn vị thầu chuẩn bị chu đáo về nhân công, vật tư… đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ.
Ký kết hợp đồng thi công
Hợp đồng thi công giúp nhà thầu và chủ đầu tư thỏa hiệp với nhau những vấn đề trong quá trình thi công. Hiện nay, nhiều gia chủ gặp những vấn đề bất lợi trong giấy tờ xây dựng và rủi ro trong quá trình thi công. Do đó, để hạn chế những rủi ro này, anh chị cần yêu cầu những điều khoản trong hợp đồng phải có sự minh bạch, rõ ràng.
Giám sát thi công
Giám sát thi công là việc giám sát tiến độ và đảm bảo chất lượng thi công công trình. Kỹ sư công trình sẽ là người trực tiếp giám sát thi công.
Tuy nhiên, chủ nhà cũng nên tự giám sát công trình của mình, nếu xảy ra sai sót hoặc không đúng với bản vẽ có thể kịp thời chỉnh sửa. Nếu lựa chọn được đơn vị thầu uy tín, chủ nhà không cần lo lắng cho công trình của mình.
Nghiệm thu công trình
Nghiệm thu công trình được hiểu chính xác là kiểm tra chất lượng của công trình sau khi thi công để đưa vào sử dụng. Quá trình này được thực hiện bởi các cơ quan chức năm có thẩm quyền để quyết định công trình có đủ chất lượng đưa vào sử dụng hay không.
Việc nghiệm thu công trình là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình. Đây là căn cứ, là sự đảm bảo về an toàn và chất lượng của công trình mà đơn vị thầu đã thực hiện.
Trong quá trình nghiệm thu, nếu phát hiện các lỗi và bộ phận kém chất lượng từ phía đơn vị thầu. Thì nhà thầu phải tiến hành khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí, bao gồm cả chi phí kiểm định.
Làm thủ tục hoàn công nhà
Hoàn công nhà là điều kiện để cấp lại sổ hồng, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng đất sau thi công. Quá trình hoàn công thường được thực hiện bởi các đơn vị thầu xây dựng.
Hy vọng rằng những thông tin mà Chọn Thầu chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp chủ đầu tư có thêm kinh nghiệm trước khi xây nhà. Hạn chế tình trạng kéo dài thời gian thi công, gây tốn kém về chi phí, thời gian và tiền bạc của chủ nhà.
Chọn Thầu là đơn vị đi đầu trong việc kết nối các đơn vị thầu uy tín với khách hàng. Mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho khách hàng, chủ đầu tư công trình.
Thông tin liên hệ
CHỌN THẦU – KẾT NỐI KHÁCH HÀNG VÀ NHÀ THẦU
Thiết kế – Xây dựng – Nội thất
Địa chỉ: 286-288 Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Email: info.chonthau@gmail.com
Hotline: 1900 088862